Bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ là một phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và độ bền của xe, đồng thời đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường làm việc. Trong bài viết này, Zoomvina sẽ chia sẻ về quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn, cũng như tại sao việc này là cần thiết.
Việc bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ giúp:
Duy trì hiệu suất hoạt động của xe: Bảo dưỡng định kỳ giúp kiểm tra và sửa chữa các thành phần cụ thể của xe, từ đó giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và đảm bảo hoạt động ổn định.
Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề lớn, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa không đáng có.
Bảo vệ sức khỏe của người vận hành: Xe nâng điện hoạt động trong môi trường đóng và sử dụng pin, việc bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành và ngăn ngừa các sự cố không mong muốn.
1. KIỂM TRA XE NÂNG HÀNG NGÀY
Quy trình bảo dưỡng xe nâng đầu tiên chúng ta nên kiểm tra hằng ngày (trước khi khởi động) là nhằm đảm bảo xe trong tình trạng kỹ thuật tốt và chắc chắn rằng nó ở trạng thái hoạt động an toàn.
Khi kiểm tra hàng ngày, cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Xe ở trên mặt đất phẳng
– Khung nâng ở vị trí thẳng đứng
– Mũi càng nâng trên mặt đất
– Động cơ tắt
– Các cần điều khiển ở vị trí trung gian: Cần số, cần thủy lực…
– Chèn các bánh xe
– Phanh tay đang ở vị trí đóng.
Sau khi khởi động động cơ, kiểm tra các chức năng của các cụm chi tiết chính và các chức năng của xe: Hoạt động của khung nâng, hệ thống lái, chức năng di chuyển xe, các cần điều khiển, sự hoạt động của động cơ, hệ thống chiếu sáng, các xy lanh thủy lực, càng nâng…
KIỂM TRA SỰ RÒ RỈ DẦU VÀ NƯỚC CỦA CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE
– Rò rỉ dầu động cơ
– Dầu thủy lực, Bơm thủy lực, các đường ống thủy lực, van điều khiển, các xy lanh.
– Dầu phanh, dầu nhiên liệu,
– Dầu truyền động cuối, dầu vi sai
– Nước làm mát động cơ.
KIỂM TRA NỨT GÃY, HƯ HỎNG CỦA CÁC CỤM CHI TIẾT
– Khung che đầu
– Khung tựa hàng
– Khung nângGiá đỡ càng nâng
– Càng nâng
– Khung đỡ càng nâng
– Bulong bánh xe
– Thùng dầu nhiên liệu
KIỂM TRA MỨC DẦU ĐỘNG CƠ VÀ ĐỘ CĂNG DÂY KIỂM TRA MỨC DẦU THỦY LỰC
Độ chùng của dây curoa được tính như sau :
Hạng mục | Giới hạn | |
Độ chùng | Xăng | Từ 11 đến 13 mm |
Gas | Từ 10 đến 12 mm |
KIỂM TRA VÀ BỔ SUNG NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ
Nếu không có nước trong bình nước phụ thì tháo nắp két nước và bổ sung nước cho thích hợp. Dùng nước làm mát tiêu chuẩn để bổ sung.
Nếu cánh bộ tản nhiệt bị tắc bẩn thì có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt, thổi sạch cánh tản nhiệt bằng khí nén hoặc nước.
Khi dùng khí nén thổi, không được dùng khí nén có áp suất quá lớn sẽ dẫn đến làm hỏng cánh tản nhiệt. (Khí nén: < 10Kgf/cm2; Hơi nước < 4 Kgf/cm2)
KIỂM TRA VÀ BỔ SUNG DẦU PHANH
Mức dầu phanh đảm bảo nằm trong giới hạn Max – Min, nếu thiếu phải bổ sung cho đủ.
Kiểm tra và bổ sung nước ắc quy .
Kiểm tra sự hoạt động của khóa điện, các lỗi điện, lỗi cơ khí trên màn hình
KIỂM TRA CÁC ĐÈN CẢNH BÁO TRÊN MÀN HÌNH HIỂN THỊ
1. Đèn báo phanh đỗ
2. Đèn báo cài dây an toàn.
3. Đèn báo bình ắc qui
4. Đèn cảnh báo chung
5. Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số
6. Đèn báo áp suất dầu bôi trơn động cơ.
7. Đèn cảnh báo động cơ ( đối với xe chạy xăng)
8. Đèn báo Bugi sấy ( động cơ diesel)
9. Khóa hệ thống thủy lực .
KIỂM TRA CẦN PHANH TAY (PHANH ĐỖ) KIỂM TRA CẦN SỐ, CẦN ĐIỀU KHIỂN THỦY LỰC, CHÂN CÔN, CHÂN PHANH, CHÂN GA, ĐÈN, CÒI
Lưu ý Lực kéo phanh tay trong khoảng 196-294 N hoặc (20-30 kg).
KIỂM TRA SỰ HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH TRÌNH TỰ KIỂM TRA CÁC BULONG VÀ TẮC KÊ LỐP XE
Đạp tự do , Kiểm tra áp suất lốp xe (xe bánh hơi) .
2. LỊCH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ CÁC CẤP
Lên lịch bảo dưỡng định kỳ là một trong những quy trình bảo dưỡng xe nâng quan trọng, để công tác bảo dưỡng được chính xác và khoa học như sau :
– Sau 200 giờ hoạt động đầu tiên kể từ khi bàn giao xe mới.
– Sau mỗi 250 giờ hoặc hàng tháng, tùy điều kiện nào đến trước
– Sau mỗi 500 giờ hoặc 03 tháng, tùy điều kiện nào đến trước
– Sau mỗi 1000 giờ hoặc 06 tháng, tùy điều kiện nào đến trước
– Sau mỗi 2000 giờ hoặc 1 năm, tùy điều kiện nào đến trước
Ngoài ra , lịch bảo dưỡng cần được lưu ý , ghi chép chính xác vào sổ bảo dưỡng xe nâng . Lịch sử bảo dưỡng của xe cực kỳ quan trọng cho các công việc sửa chữa sau này.
Thực hiện đầy đủ các quy trình bảo dưỡng xe nâng, công việc của kiểm tra hàng ngày và thực hiện kiểm tra , thay mới hoặc vệ sinh bôi trơn các chi tiết sau :
– Cánh bộ tản nhiệt
– Nắp két nước
– Ống cao su két nước
– Máy phát điện
Việc bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ là một phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất, độ bền và an toàn cho xe và người vận hành. Bằng cách thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng và tuân thủ các lời khuyên lưu ý, bạn có thể tăng tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của xe nâng điện. Đừng quên lập kế hoạch bảo dưỡn định kỳ và hợp tác với các chuyên gia để đảm bảo xe của bạn luôn hoạt động tốt nhất!
Bài viết liên quan
Máy Khoan Cọc Nhồi Zoomlion – Buổi Đào Tạo Tại Zoom Việt Nam
Ngày 11/10/2024, Zoom Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo chuyên sâu về máy[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Zoomlion ZBH5080 – Giải pháp làm sạch hiện đại 2in1
Xe Quét Zoomlion ZBH5080 là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu[xem thêm...]
Th10
Xe nâng tay điện EPT20H: Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Nâng Tay Điện Staxx
Xe nâng tay điện EPT20H là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Sàn Mini: Lợi Ích Trong Tiết Kiệm Chi Phí Và Thời Gian
Xe Quét Sàn Mini là một giải pháp được ưa chuộng nhờ vào khả năng[xem thêm...]
Th10
Top 3 Dòng Xe Quét Công Suất Cao Bạn Nên Biết
Với nhu cầu làm sạch tại các khu vực có diện tích lớn như nhà[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Giá Rẻ Và Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn
Lựa chọn xe quét sàn là một giải pháp tiết kiệm chi phí cho các doanh[xem thêm...]
Th10