Kích thước xe nâng hàng gồm rất nhiều những loại thông số khác nhau. Và thông số nào là phù hợp cho nhu cầu sử dụng xe nâng của doanh nghiệp? Tìm hiểu về tháp nâng hàng.
Một yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn kích thước xe nâng hàng chính là tháp nâng. Và kích thước tháp nâng thì chọn lựa thế nào cho hợp lý.
1, THÁP NÂNG LÀ GÌ?
Hiểu đơn giản, tháp nâng là bộ cấu trúc các cột, thanh cơ khí phía trước. Để tạo thành bộ máy để nâng hàng hóa lên độ cao cho phép.
Tháp nâng có nhiều loại và nhiều option khác nhau, hãy cùng tìm hiểu những thông số cốt lõi nhé!
2, KÍCH THƯỚC CHÍNH CỦA THÁP NÂNG
- KHOẢNG NÂNG TỰ DO
Khoảng nâng tự do khá quan trọng trong vận hành xe nâng. Nó là độ cao mà người vận hành có thể nâng càng mà chiều cao tháp nâng không thay đổi. Khoảng nâng tự do rất cần thiết khi cần hoạt động xe nâng trong không gian hạn chế chiều cao.
- CHIỀU CAO HẠ THẤP
Chiều cao hạ thấp hay còn gọi là chiều cao thu gọn là chiều cao từ sàn nhà tới đỉnh tháp nâng khi đã được thu gọn, hạ thấp hoàn toàn.
Bạn cần đặc biệt quan tâm tới kích thước này nếu như xe nâng của bạn cần di chuyển qua các không gian hạn chế chiều cao như cửa ra vào nhà kho, nhà xưởng.
- CHIỀU CAO MỞ RỘNG
Là chiều cao từ sàn nhà tới đỉnh tháp nâng khi tháp được nâng cao hết cỡ.
- CHIỀU CAO NÂNG
Chiều cao nâng là chiều cao tối đa mà càng nâng có thể nâng tới. Thông thường, bạn cần chọn chiều cao nâng tối đa cao hơn điểm cần nâng cao nhất ở kho, bãi, xưởng của mình khoảng 20cm, để càng nâng có thể tiện điều chỉnh và di chuyển ra khi đã đặt kiện hàng lên giá.
3, CÁC LOẠI THÁP NÂNG PHỔ BIẾN
- THÁP ĐƠN
Là loại tháp thường được sử dụng ngoài trời, do không có chiều cao nâng tự do mặc định. Nếu cần có chiều cao nâng tự do, cần lắp thêm một số thiết bị, option để điều chỉnh.
- THÁP 2 TẦNG (THÁP NÂNG, CỘT NÂNG TIÊU CHUẨN)
Tháp nâng 2 tầng rất phổ biển và có thêm phiên bản chui container.
- THÁP 3 TẦNG
Tháp 3 tầng có 3 bộ đường ray, một bộ đứng yên và 2 bộ di chuyển lên trên, tháp 3 tầng vẫn có thêm phiên bản chui container và rất thông dụng.
- THÁP 4 TẦNG
Cho hiệu suất nâng cực cao với 4 bộ đường ray và dây xích di chuyển linh hoạt, hoạt động phức tạp. Nhưng nó cũng cần một người vận hành tốt để có thể điều khiển do tầm nhìn bị hạn chế bởi tháp nâng có quá nhiều chi tiết.
KẾT LUẬN: Bên trên là những thông tin, kiến thức cơ bản để chọn một bộ tháp nâng phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng nhà kho, xưởng, bến bãi khác nhau.
Nếu cần thêm thông tin khác hoặc được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên viên kỳ cựu, bạn hãy liên hệ ngay ZoomVina để được hỗ trợ tận tình về xe nâng hàng và máy móc công trình nhé!
Bài viết liên quan
Máy Khoan Cọc Nhồi Zoomlion – Buổi Đào Tạo Tại Zoom Việt Nam
Ngày 11/10/2024, Zoom Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo chuyên sâu về máy[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Zoomlion ZBH5080 – Giải pháp làm sạch hiện đại 2in1
Xe Quét Zoomlion ZBH5080 là một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu[xem thêm...]
Th10
Xe nâng tay điện EPT20H: Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Nâng Tay Điện Staxx
Xe nâng tay điện EPT20H là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Sàn Mini: Lợi Ích Trong Tiết Kiệm Chi Phí Và Thời Gian
Xe Quét Sàn Mini là một giải pháp được ưa chuộng nhờ vào khả năng[xem thêm...]
Th10
Top 3 Dòng Xe Quét Công Suất Cao Bạn Nên Biết
Với nhu cầu làm sạch tại các khu vực có diện tích lớn như nhà[xem thêm...]
Th10
Xe Quét Giá Rẻ Và Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn
Lựa chọn xe quét sàn là một giải pháp tiết kiệm chi phí cho các doanh[xem thêm...]
Th10